Tỏi đen được ví như một loại "thần dược" giúp chữa nhiều chứng bệnh, thế nhưng bạn đã biết dùng chúng sao cho đúng cách chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu và sử dụng tỏi đen sao cho hiệu quả nhất nhé!
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen rất phổ biến trong ẩm thực và y tế của các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản trong những năm gần đây. Chúng được lên men tự nhiên từ tỏi tươi, trong môi trường có sự kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ chặt chẽ sau 45-60 ngày. Thành phẩm đạt được mang lại giá trị y tế cao cho người sử dụng loại tỏi này.
Công dụng của tỏi đen
Được ví như "thần dược" từ tự nhiên, tỏi đen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, tỏi đen có hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp đôi so với tỏi thường. Ngoài ra, rất nhiều các hợp chất có lợi tìm thấy trong chúng có khả năng điều trị các bệnh như:
- Giảm cholesterol: Quá trình lên men này đã làm tăng các hợp chất như S-allylcysteine và dẫn xuất của acid amin cysteine. Đây là các hợp chất có tác dụng làm giảm cholesterol và duy trì chúng ở trạng thái cân bằng.
- Chống viêm nhiễm cho cơ thể: Trong loại tỏi này có sẵn allicin là tác nhân chống vi khuẩn và các loại nấm. S-allylcysteine trong chúng cũng hỗ trợ giúp hấp thụ allicin dễ dàng hơn giúp tăng cường chống lại nhiễm khuẩn.
- Tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật: Các chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều hơn trong tỏi đen. Những loại chất này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Chúng là thực phẩm lý tưởng để điều trị các bệnh mãn tính như: bệnh tim, Alzheimer, các vấn đề tuần hoàn hay viêm khớp.
- Phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư: Các thành phần như sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline trong tỏi đen có tác dụng ức chế quá trình peroxy lipid cao hơn tỏi thường. Dịch chiết của chúng có tác dụng kháng lại các khối u, giúp hỗ trợ điều trị ung thư.
Một số biến chứng khi dùng tỏi đen sai cách
Nhờ những công dụng mang giá trị y tế cao, sản phẩm này đang dần trở nên quen thuộc và được mọi người sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ chúng quá nhiều và không đúng cách, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: gây hôi miệng, rát miệng, mùi cơ thể, nôn hay tiêu chảy.
Những người mắc bệnh hen suyễn hay dị ứng cần chú ý khi dùng tỏi để tránh tác dụng không mong muốn. Người có vấn đề về đường tiêu hóa không nên dùng vượt quá 4 tép mỗi ngày để tránh gây kích thích đường tiêu hóa.
Dùng tỏi đen sao cho đúng liều lượng
Tỏi đen có nhiều công dụng hơn tỏi trắng, nhưng chúng ta không nên lạm dụng vì tỏi đen có khả năng hại dạ dày nếu dùng quá nhiều. Ngoài ra, không nên thay thế hoàn toàn tỏi đen với tỏi tươi. Tùy vào trường hợp mà bạn hãy sử dụng tỏi đen theo đúng chức năng và liều lượng sau nhé!
Nguồn kênh14
Bạn có thể xem thêm:
- Hết nám ngay với cách chữa nám da hiệu quả nhất bằng đậu xanh
- Cách trị nám da hiệu quả tại nhà bằng mướp đắng non
- Cách trị mụn đầu đen với trứng gà, đơn giản, hiệu quả