Để việc dỗ con vào giấc ngủ không còn là nỗi ám ảnh, hãy tham khảo những cách rèn bé sơ sinh ngủ ngoan, không quấy khóc dưới đây.

Mẹo đơn giản giúp trẻ sơ sinh hết ngay nấc cụt
Thực hư việc cắt tóc máu để tóc trẻ sơ sinh nhanh dày, mượt
4 khả năng ‘kì diệu’ của trẻ sơ sinh hơn hẳn người lớn
Thức đêm ngủ ngày là thói quen của rất nhiều bé và là nỗi sợ của nhiều bậc cha mẹ. Làm thế nào để bé ngủ khoa học, ít quấy đêm? Trong 2 tháng đầu, trẻ sơ sinh ăn ngủ không theo quy luật. Con có thể ngủ từ 10-18 tiếng/ngày và mỗi lần từ 3-4 tiếng. Tuy nhiên, bé không phân biệt được ngày và đêm. Và vì thế, bé có thể thức dậy lúc 1h- 5h sáng. Từ 3-6 tháng tuổi, nhiều bé có thể ngủ liền 6 tiếng. Nhưng thời gian để trẻ học thói quen tốt nhất là từ 6 -9 tháng tuổi.

Tham khảo một số lưu ý trong việc rèn bé sơ sinh ngủ ngoan, không quấy khóc dưới đây:

Tạo thói quen ngủ cho bé

1 nghiên cứu với 405 bà mẹ có con từ 7-36 tháng tuổi chỉ ra rằng những đứa trẻ có thói quen ngủ tốt sẽ dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn và ít quấy khóc về đêm hơn.

Bố mẹ thường tập thói quen này cho con từ sớm 6-8 tuần tuổi. Thói quen của bé có thể được tạo thành từ nhiều hoạt động khác nhau, mấu chốt nằm ở :

- Chơi đùa ban ngày và giữ yên lặng vào buổi tối. Điều này giúp bé không quá phấn khích trước khi đi ngủ, mà lại đủ mệt vì những hoạt động từ ban ngày.

- Hành động lặp đi lặp lại, ngày cũng như đêm để tạo thói quen cho bé

- Giữ mọi thứ ổn định, nhất là khoảng thời gian sau.

- Nhiều bé thích được tắm trước khi đi ngủ, điều này giúp bé thoải mái hơn.

- Làm những thứ con thích vào cuối ngày để khuyến khích bé đi ngủ.

- Duy trì điều kiện ngủ trong phòng. Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm, hãy đảm bảo rằng âm thanh và ánh sáng trong phòng vẫn giống như lúc bé ngủ say.



Duy trì điều kiện ngủ trong phòng. Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm, hãy đảm bảo rằng âm thanh và ánh sáng trong phòng vẫn giống như lúc bé ngủ say.

Để bé ngủ trên giường

Từ khi bé được 6-12 tuần tuổi, cha mẹ chỉ cần ru cho bé buồn ngủ, sau đó nên đặt con xuống giường và để bé tự đi vào giấc ngủ. Đừng chờ đến khi con ngủ say trên tay bạn, điều này sẽ tạo thói quen để bé tự xoay sở, cha mẹ sẽ không cần dỗ dành con nếu bé có thức giấc lúc nửa đêm.

Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ

Để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS), hãy đảm bảo những nguyên tắc dưới đây:

- Luôn để bé nằm ngửa

- Để bé ngủ trên mặt phẳng kiên cố, xe hơi và các thiết bị khác không được khuyến khích cho chỗ ngủ thường xuyên của bé.

- Bé nên ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường với bố mẹ

- Bỏ các đồ vật mềm như chăn, gối, gấu bông ra khỏi cũi ngủ

- Không sử dụng thiết bị định vị

- Cho bé ngậm núm vú lúc ngủ trưa và trước lúc đi ngủ

- Tránh giữ đầu bé quá ấm

- Tiêm cho bé các loại vắc xin được khuyến cáo

- Không hút thuốc

- Nuôi con bằng sữa mẹ

Để bé khóc (Cry it out)? Nên hay không?

Đây là phương pháp huấn luyện giấc ngủ nổi tiếng nhưng cũng gây nhiều tranh cãi. Được phát triển bởi Richard Ferber, giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ nhi tại Bệnh viện Nhi Boston, mục tiêu của phương pháp "Để bé khóc" (Cry it out) này là để bé học cách tự xoay sở và quay lại giấc ngủ nếu có thức giấc lúc nửa đêm. Các bậc cha mẹ được khuyên không nên áp dụng phương pháp này khi bé chưa đủ 5-6 tháng tuổi. Dưới đây là vài nét khái quát:

- Đặt em bé trong cũi khi bé buồn ngủ, nhưng vẫn tỉnh táo. Sau khi hoàn thành thói quen của bé trước khi ngủ, hãy rời khỏi phòng.

- Nếu bé khóc, chờ đợi một vài phút trước khi quay lại. Thời gian chờ đợi phụ thuộc vào bạn và bé. Bạn có thể đợi từ 1-5 phút.

- Khi bạn quay lại, cố gắng dỗ dành bé. Nhưng đừng bế bé lên và không ở lại trong hơn 2 hoặc 3 phút, ngay cả khi bé vẫn khóc. Nhìn thấy bạn là đủ để bé biết bạn ở gần và có thể tự quay trở lại giấc ngủ.

- Nếu bé vẫn khóc, tăng dần số lượng thời gian chờ đợi trước khi đi quay lại.

Những ngày đầu áp dụng phương pháp này, cha mẹ có thể gặp khó khăn nhưng bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong thói quen ngủ của con sau 3-4 ngày hoặc 1 tuần.

Lưu ý, phương pháp Cry it out vẫn còn đang gây tranh cãi. Rất nhiều người ủng hộ tính hiệu quả của phương pháp này, giúp các em bé ngủ cực ngoan và tự lập nhưng cũng không ít chuyên gia phản đối vì nhiều tác động tiêu cực mà nó mang lại

 
Top